Học quản trị kinh doanh ra làm gì? Công việc cụ thể sau khi ra trường

Học quản trị kinh doanh ra trường có thể làm  nhân viên kinh doanh, nhân viên văn phòng, nhân viên marketing, giám đốc phát triển kinh doanh,…đặc biệt là sớm có khả năng thành lập công ty cho riêng mình.

Sở dĩ ngành quản trị kinh doanh thu hút thí sinh đến thế là bởi vì phù hợp với nhu cầu cũng như xu hướng tự do, linh hoạt về thời gian của con người. Hầu như ai cũng muốn sau sẽ làm chủ chứ không có tư tưởng sẽ đi làm thuê cả đời. Hơn nữa, đây có lẽ là con đường tắt để bạn nhanh chóng trở nên giàu có. Bởi lẽ “phi thương bất phú”, tức là không kinh doanh thì không thể giàu được.

Contents

I. Quản trị kinh doanh là ngành gì?

Quản trị kinh doanh là ngành học trang bị cho học viên những kiến thức tổng thể về hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp, từ cách quản lý nhân sự, quản lý sản xuất đến việc thực hiện các chiến lược marketing để quảng bá dịch vụ, sản phẩm của mình đến tay khách hàng đồng thời ra những quyết định kịp thời để điều phối, điều hành công ty vận hành một cách có hiệu quả.

Các chuyên ngành chính của ngành Quản trị kinh doanh đó là:

  • Quản trị marketing
  • Quản trị kinh doanh tổng hợp
  • Quản trị kinh doanh Quốc tế
  • Quản trị Logistic
  • Quản trị kinh doanh khởi nghiệp
Tốt nghiệp ngành Quản trị kinh doanh thì làm công việc gì

II. Học quản trị kinh doanh ra làm gì?

Dẫu biết là ngành học hot nhất hiện nay nhưng chắc chắn nhiều thí sinh vẫn đang mơ hồ không biết học quản trị kinh doanh ra làm gì? Có rất nhiều công việc cho bạn lựa chọn, điều quan trọng là chọn được công việc phù hợp với sở trường và năng lực để phát triển bản thân. Tốt nghiệp xong bạn có thể làm những vị trí sau:

  • Nhân viên kinh doanh
  • Chuyên viên tư vấn
  • Chuyên viên chăm sóc khách hàng
  • Nhân viên hành chính nhân sự
  • Nhân viên văn thư lưu trữ
  • Nhân viên marketing
  • Trưởng nhóm/ quản lý sale/ marketing
  • Giám đốc phát triển kinh doanh
  • Giám đốc Marketing
  • Giám đốc thương mại,…

III. Công việc cụ thể sau khi học quản trị kinh doanh là gì?

Sau khi đọc xong các chức danh ở phần 2 nhưng bạn vẫn chưa có đáp án cho câu hỏi học quản trị kinh doanh ra làm gì thì chắc hẳn là bạn đang thắc mắc những công việc cụ thể sau khi ra trường chứ không phải vị trí chung chung, đúng không nào? Hiểu được tâm lý của các bạn nên ban tư vấn tuyển sinh passionnetesneurones sẽ liệt kê ra những gạch đầu dòng sau cho các bạn tham khảo nhé:

1. Hành chính nhân sự

Cụ thể của những người làm công tác hành chính nhân sự đó là làm các báo cáo cho công ty, lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự, hẹn ứng viên và phỏng vấn sơ loại giúp giám đốc; có thể thay GĐ điều phối nhân sự từ bộ phận này sang bộ phận khác để sử dụng triệt để, không bị lãng phí. Bất kể công ty dù lớn hay nhỏ đều cần bộ phận này. Từ nhân viên bạn có thể cống hiến để được lên quản lý, giám đốc nhân sự.

Nhân sự là tài sản quý giá của công ty

2. Nhân viên kinh doanh

Tất cả lĩnh vực trong đời sống đều cần nhân viên kinh doanh, chính là nhân viên bán hàng, nhân viên sale đó các bạn. 95% CEO đều đi lên từ nghề sale. Hiện nay có hai hình thức bán hàng là trực tiếp và online. Bán hàng trực tiếp thì chắc các bạn đã hiểu hết rồi. Riêng với hình thức bán hàng online ngoài trang cá nhân Facebook thì nhân viên sale sẽ tiếp nhận thông tin khách hàng từ bộ phận marketing mang về để gọi điện tư vấn thuyết phục họ mua hàng.

Thu nhập bao gồm lương cứng + % hoa hồng. Thường với nghề này thì lương cứng rất thấp nhưng % doanh số và các khoản thưởng nóng khác rất lớn. Có thể nói đây là công việc luôn trong tình trạng thiếu nhân viên, từ bất động sản, mỹ phẩm, dược phẩm, thời trang cho đến hàng gia dụng hay nội thất đều không thể thiếu họ.

3. Marketing

Marketing là đi đầu doanh nghiệp, là gián tiếp bán hàng. Ngoài Marketing truyền thống thì nghề marketing online hiện nay rất thịnh hành. Công việc của họ là tìm hiểu về sản phẩm để lên kế hoạch viết content, thiết kế hình ảnh và chỉnh sửa video để lên những chiến dịch quảng cáo qua các kênh facbook Ads, Zalo Ads, Google Ads để tiếp thị, tạo nhu cầu cho khách hàng. Sau đó đo lường hiệu quả của chiến dịch để ra những quyết định tắt/ bật/ tăng ngân sách,…

4. Chăm sóc khách hàng

Đây là một khâu vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Không phải tự nhiên mà có câu “tôi không bán cho khách 100 khách chỉ qua 1 lần mà tôi bán cho 1 khách quay lại 100 lần”. Chăm sóc khách hàng hay còn gọi là chế độ hậu mãi sau bán hàng sẽ giúp khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng sản phẩm dịch vụ, cảm nhận được sự nhiệt tình của người bán từ đó trở thành khách hàng trung thành với doanh nghiệp và còn giới thiệu thêm cho mình những khách hàng mới mà không mất đồng tiền quảng cáo nào.

Công việc này cần khéo léo, phù hợp với nữ giới nên nếu ai vẫn phân vân con gái có nên học ngành quản trị kinh doanh không thì nên thử sức. Những khoản thưởng hoa hồng từ việc chăm sóc lại khách đã sử dụng sản phẩm bao giờ cũng cao hơn so với những khách mới vì không mất chi phí tiếp thị mà.

5. Giám đốc thương mại

Bất kỳ khi ra mắt con sản phẩm mới nào đều phải có một người đứng ra chịu trách nhiệm chính về nguyên liệu đầu vào cũng như quá trình phân phối tuân thủ theo quy định của pháp luật. Đó là vị trí giám đốc thương mại. Thông thường những người này ngoài kiến thức kinh doanh thì còn phải sành sỏi về luật để không phạm pháp và cần thiết có thể lách luật.

Tóm lại học quản trị kinh doanh ra làm gì? Trước tiên thì đều phải đi làm nhân viên để làm quen và bắt đầu vì kiến thức ở trường đại học chưa chắc đã áp dụng được  thực tiễn. Qua quá trình làm việc, bạn chứng minh được năng lực thì dần dần sẽ được thăng chức lên vị trí mới như trưởng nhóm, quản lý và cao nữa là giám đốc.