Nhím ăn gì? Kỹ thuật nuôi nhím chi tiết nhất

Nhím ăn gì? Kỹ thuật nuôi nhím chi tiết nhất

Hiện nay, mô hình chăn nuôi nhím ngày càng phát triển và đưa lại giá trị kinh tế lớn. Đối với những người đang muốn thử sức với mô hình này thì ngoài những thông tin về giống và kỹ thuật nuôi thì nhím ăn gì cũng là một thông tin hết sức quan trọng.

Nếu bạn đang tìm kiếm những thông tin trên thì đừng nên bỏ qua bài viết dưới đây nhé!

Contents

I. Đặc điểm của loài nhím

1. Đặc điểm ngoại hình của loài nhím

Tên tiếng anh của nhím là Porcupine, đây là loài động vật thuộc bộ Gặm nhấm (Rodentia). Chúng phân bố trên cả Cựu Thế giớiTân Thế giới. Tên gọi nhím trong tiếng Việt cũng có thể đề cập đến một số loài trong bộ Nhím gai (Erinaceomorpha) hay họ Tachyglossidae của bộ Monotremata, có nhiều đặc điểm khác hẳn với Họ Nhím lông Cựu Thế giới (Hystricidae) và Họ Nhím lông Tân Thế giới (Erethizontidae). Đặc điểm ngoại hình của loài nhím phần lớn sẽ giống như sau:

  • Độ dài cơ thể: 630–910 mm
  • Độ dài đuôi: 200–250 mm.
  • Khối lượng: 5,4–16 kg.
  • Màu sắc: Nâu, xám, một số ít có màu trắng.
  • Trên thân nhím có rất nhiều gai nhọn.
  • Nhím đực có mỏ dài, đầu nhọn, thân hình thon dài, đuôi dài hơn con cái.
  • Nhím cái mỏ ngắn, đầu hơi tròn, thân hình quả trám, đuôi ngắn và mập hơn con đực.
Nhím là loài động vật thuộc bộ gặm nhấm
Nhím là loài động vật thuộc bộ gặm nhấm

2. Môi trường sống của nhím

Mỗi loài nhím sẽ thích nghi với một môi trường sống khác nhau, tuy nhiên hầu hết các loài đều thích một môi trường có đủ các điều kiện như:

  • Không khí và môi trường khô ráo.
  • Nơi ở sạch sẽ, rậm rạp.
  • Khu vực yên tĩnh.

3. Tập tính của loài nhím

Nhím sống theo mô hình gia đình có tổ chức cao, con đực sẽ chỉ chấp nhận sống cùng những con nhím là con của nó. Nhím đực sẽ cắn chết nhím con nếu đó không phải con của nó. Trong môi trường sống tự nhiên, nhím thường sẽ sống đơn lẻ và chỉ đến mùa sinh sản nó mới ghép cặp. Chính vì vậy mà khi nuôi nhím thì không nên nuôi theo bầy đàn mà chỉ nên ghép cặp nuôi thành những ô riêng.

Nhím thường khá nhút nhát và có bản năng tự vệ rất cao, thường thì chúng sẽ ngủ ngày và hoạt động về đêm. Nhím cũng là loài động vật rất hay ghen nên không được để hai con đực cùng ghép cặp với một con cái. Trong trường hợp nhím cái đang nuôi con mà nhím đực chết thì nên để con cái nuôi con đến khi trưởng thành và tách nhím con ra rồi mới được ghép con đực khác vào.

4. Đặc điểm sinh sản của Nhím

  • Từ 10-12 tháng tuổi nhím cái có thể phối giống lần đầu tiên.
  • Trung bình nhím cái sinh sản 2 lần/năm và mỗi lần sinh từ 1-3 con.
  • Thời gian động dục của nhím cái sẽ từ 3-4 ngày và thời điểm phối giống thích hợp nhất là 2 ngày sau khi nhím cái bắt đầu động dục.
  • Nhím sẽ mang thai trong 95-100 ngày.
  • Nhím thường đẻ về đêm.
  • Sau khi sinh con được 1 tháng, nhím cái đã có thể động dục trở lại.

Những biểu hiện động dục của nhím cái:

  • Ăn ít hoặc bỏ ăn.
  • Đi loanh quanh và hít ngửi liên tục.
  • Khi bị động vào nó sẽ đứng yên và cong đuôi lên.

Những biểu hiện động dục của nhím đực:

  • Đi loanh quanh và hít ngửi liên tục.
  • Dùng chân cào liên tục xuống sàn.
  • Kêu rít lên.
Loài nhím chỉ nên nuôi thành từng cặp
Loài nhím chỉ nên nuôi thành từng cặp

II. Nhím ăn gì?

Trong bộ gặm nhấm, nhím là loài ăn khá tạp và gần như không kén loại đồ ăn gì. Tuy nhiên để nhím được khỏe mạnh, sinh sản tốt và phòng ngừa bệnh thì nên để nhím ăn gì?

Thức ăn của nhím khá đa dạng và có quanh năm, cụ thể các loại thức ăn này được phân ra như sau:

1. Thức ăn xanh

Trong khẩu phần ăn của loài nhím thì thức ăn xanh chiếm đến 90%, loại thức ăn này cũng rất dễ kiếm bởi nó có sẵn quanh năm với giá thành cũng rất rẻ. Hơn nữa, loại thức ăn này chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của loài nhím. Cũng chính vì những lý do trên mà nhím rất thích ăn loại thức ăn này, cụ thể loại thức ăn xanh của nhím bao gồm:

  • Thức ăn từ củ quả: dưa hấu, dưa chuột, cà rốt, táo, bí đỏ, bí đao,…
  • Thức ăn từ củ quả chứa tinh bột: sắn, khoa mì, khoai lang, khoai tây,…
  • Thức ăn từ lá cây: các loại rau xanh, cỏ đồng, cỏ ngọt, cỏ họ đậu, đọt mít, đọt dứa,…
Nhím rất thích ăn các loại hoa quả
Nhím rất thích ăn các loại hoa quả

2. Thức ăn tinh

Đối với nhím trưởng thành, chúng ta cần cung cấp một lượng thức ăn tinh khoảng 5-10g và loại thức ăn này chỉ nên bổ sung vào buổi tối sau khi nhím đã ăn gần no.

3. Thức ăn phụ phẩm công nghiệp

Ngoài những thức ăn từ tự nhiên ra thì chúng ta cũng có thể cho nhím ăn các loại phụ phẩm công nghiệp như: bã rượu, bã bia, xác mì, xác đậu nành, xác các loại đậu…

4. Thức ăn bổ sung

Ngoài các loại thức ăn trên, nhím còn có thể ăn được các loại thức ăn khác như côn trùng mối, muỗi, giun đất, châu chấu,… và cả thịt nấu chín, trứng luộc,… Những loại đồ ăn này để thay đổi khẩu vị cho nhím và hơn nữa là kích thích sự phát triển cho những chú nhím bị còi xương.

Khẩu phần ăn của một con nhím sẽ rơi vào khoảng 2kg thức ăn/con/ngày, riêng với nhím sinh sản cần bổ sung nhiều thức ăn tinh hơn.

Nên cho nhím ăn thức ăn bổ sung nếu thấy chúng thiếu dinh dưỡng
Nên cho nhím ăn thức ăn bổ sung nếu thấy chúng thiếu dinh dưỡng

III. Kỹ thuật nuôi nhím

1. Làm chuồng nuôi nhím

Nhím khá là dễ nuôi tại Việt Nam, dù là nhím nuôi cảnh hay nhím nuôi theo mục đích thương mại đều cần tuân thủ những điều kiện sau khi làm chuồng:

  • Trung bình 1 con nhím cần 1m2 diện tích sống
  • Nên làm chuồng nửa sáng nửa tối, tránh mưa, tránh nóng.
  • Khu vực nuôi đảm bảo khô thoáng và sạch sẽ, cuối hướng gió và ở khu vực yên tĩnh.
  • Nền chuồng nên xây dày để nhím không thể đào hang trốn thoát.
  • Xung quanh khu vực nuôi cần có vật chắn như lưới thép cao.
  • Làm hang giả cho nhím ở.
  • Trong chuồng cần có vài khúc gỗ, đá, xương để nhím mài răng.

2. Chọn giống nhím

Khi chọn nhím để nuôi cần tìm các địa chỉ uy tín để tránh mua phải nhím không rõ nguồn gốc và nhiều trường hợp mua phải nhím rừng rất khó nuôi, khó chăm sóc và sinh sản.

Nếu lựa chọn nuôi nhím vì mục đích lấy thịt hay sinh sản thì nên lựa chọn nhím với các đặc điểm như sau:

  • Nhím con là nhím vừa tách mẹ, đã cai sữa và ăn thành thục.
  • Nhím tơ nhím dưới 6 -7 tháng tuổi.
  • Nhím nuôi thịt nên chọn nhóm đực và cái cùng bầy đàn.
  • Nhím sinh sản nên chọn con đực và con cái khác bầy đàn để tránh cận huyết.
  • Nhím đực: Thân hình mập mạp, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và hung giữ. Đặc biệt nếu với mục đích sinh sản thì cần chọn những con có tinh hoàn đều và săn chắc.
  • Nhím cái: Ăn nhiều, hiền lành và sức khỏe tốt.

3. Vệ sinh chuồng trại nuôi nhím

  • Vệ sinh chuồng thường xuyên.
  • Chuồng luôn phải sạch sẽ, khô ráo và không hôi hám.
  • Sau mỗi bữa ăn cần dọn thức ăn thừa và rửa chuồng sạch sẽ.
  • Máng ăn và máng uống cần được cọ rửa sạch sẽ.
  • Môi trường xung quanh nơi nuôi cũng cần được vệ sinh thường xuyên để giảm mầm bệnh và côn trùng gây bệnh.
Phải luôn vệ sinh chuồng trại sau khi cho nhím ăn xong
Phải luôn vệ sinh chuồng trại sau khi cho nhím ăn xong

4. Vệ sinh thức ăn

Ngoài việc quan tâm rằng nhím ăn gì thì người nuôi nhím cần quan tâm đến vệ sinh thức ăn của chúng đảm bảo những điều sau:

  • Thức ăn khô ráo, sạch sẽ không ôi thiu.
  • Cho ăn 2 bữa/ ngày, bữa phụ vào buổi trưa và bữa chính vào buổi tối.
  • Cần cho nhím ăn đúng bữa, nhất là nhím nuôi thịt.
  • Thường xuyên thay nước trong máng để đảm bảo nhím có nước sạch để uống trung bình 1lit/5 con/ngày.

5. Theo dõi tình trạng sức khỏe

Người nuôi nhím cần phải theo dõi tình trạng sức khỏe của nhím thường xuyên để phát hiện ra sự khác thường của chúng. Phát hiện kịp thời các con nhím bị bệnh thì sẽ không làm lây lan bệnh cũng như có những biện pháp chữa trị phù hợp cho chúng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về loài nhím cũng như đáp án cho câu hỏi nhím ăn gì. Hi vọng với những kiến thức đó bạn sẽ có thể chăm sóc nhím một cách tốt nhất.