Cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8

Hóa học là môn học mà các bạn học sinh sẽ được làm quen vào năm học lớp 8. Đây là một bộ môn không quá khó nhưng không phải ai cũng học tốt và hiểu được chúng. Lần đầu được tiếp xúc với môn học, các bạn sẽ được làm quen với bảng hóa trị. Đây chính là một phần kiến thức vô cùng quan trọng để giúp các bạn học tốt và làm được các dạng bài tập. Nhưng việc để ghi nhớ thuần thục bảng hóa trị thì không phải ai cũng làm được. Chính vì thế, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp cho các bạn những cách học thuộc bảng hóa trị lớp 8 nhanh nhất và dễ dàng nhất.

Contents

I. Hóa trị là gì?

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị

Theo như sách giáo khoa Hóa học lớp 8, hóa trị của một nguyên tố được xác định bằng số liên kết hóa học mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo thành trong phân tử.

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó.

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị được gọi là cộng hóa trị, có giá trị bằng với số liên kết cộng hóa trị mà nguyên tử của nguyên tố đó tạo được với nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất hóa học.

II. Hướng dẫn cách học thuộc bảng hóa trị nhanh nhất, dễ dàng nhất

Có rất nhiều cách học thuộc khác nhau, nhưng để tìm được cách học vừa nhanh, vừa nhớ lâu thì không phải ai cũng biết. Dưới đây sẽ là một số phương pháp học thuộc hiệu quả:

1. Học thuộc từ các bài ca, bài thơ

Học thuộc hóa trị qua bài ca hóa trị

Bài ca hóa trị 1:

  • Kali (K), Iot (I), Hidro (H)
  • Natri (Na) với Bạc (Ag), Clo (Cl) một loài
  • Là hóa trị I hỡi ai
  • Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân
  • Magie ( Mg), Kẽm (Zn) với Thủy Ngân (Hg)
  • Oxi (O), Đồng (Cu), Thiếc (Sn) thêm phần
  • Bari (Ba) cuối cùng thêm chú Canxi (Ca)
  • Hóa trị II nhớ có gì khó khăn
  • Bác Nhôm (Al) hóa trị III lần
  • In sâu trí nhớ khi cần có ngay
  • Cacbon ( C), Silic (Si) này đây
  • Có hóa trị IV không ngày nào quên
  • Sắt (Fe) kia lắm lúc hay phiền
  • II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi
  • Nito (N) rắc rối nhất đời
  • I, II, III, IV khi thời lên V
  • Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
  • Xuống II lên VI khi nằm thứ IV
  • Photpho (P) nói đến không dư
  • Có ai hỏi đến thì ừ rằng V
  • Em ơi, cố gắng học chăm
  • Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng.

Bài ca hóa trị 2: 

  • Bác Nhôm ( Al) hóa trị III lần
  • In sâu trí nhớ khi cần có ngay
  • Cacbon (C ), Silic ( Si) này đây
  • Có hóa trị IV không ngày nào quên
  • Sắt ( Fe) kia lắm lúc hay phiền
  • II, III lên xuống nhớ liền ngay thôi
  • Nito ( N) rắc rối nhất đời
  • I, II, III, IV khi thời lên V
  • Lưu huỳnh (S) lắm lúc chơi khăm
  • Xuống II lên IV khi thời VI luôn
  • Photpho ( P) nói đến không dư
  • Có ai hỏi đến, thì ừ rằng V
  • Em ơi cố gắng học chăm
  • Bài ca hóa trị suốt năm cần dùng.

2. Học thuộc theo nhóm

Hóa trị gồm các nhóm: I, II, III, IV

Nhóm những nguyên tố có 1 hóa trị

  • Nhóm hóa trị I gồm các nguyên tố: H, Li, F, Na, Cl, K, Ag, Br
  • Nhóm hóa trị II có các nguyên tố sau: Be, O, Mg, Ca, Zn, Ba, Hg
  • Nhóm hóa trị III gồm có 2 nguyên tố sau: B, Al
  • Nhóm hóa trị IV chỉ có nguyên tố: Si

Nhóm những nguyên tố có nhiều hóa trị

  • Nguyên tố Cacbon ( Ký hiệu: C) gồm có 2 hóa trị là IV, II
  • Nguyên tố Chì ( Ký hiệu: Pb) gồm 2 hóa trị là II, IV
  • Nguyên tố Crom ( Ký hiệu: Cr) có 2 hóa trị: III, II
  • Nguyên tố Nitơ ( Ký hiệu: N) có 3 hóa trị: III, II, IV
  • Nguyên tố Photpho ( Ký hiệu: P0 có hai hóa trị: III, V
  • Nguyên tố Lưu huỳnh ( Ký hiệu: S) có 3 hóa trị: IV, II, VI
  • Nguyên tố Mangan ( ký hiệu: Mn) có hóa trị: IV, II, VII,…

Các nhóm hóa trị quan trọng cần ghi nhớ

Học thuộc hóa trị qua sơ đồ tư duy

Có 5 nhóm hóa trị cần ghi nhớ vì nó thường rất hay gặp trong các dạng bài tập:

  • Các gốc hóa trị I bao gồm: OH ( hidroxit) và NO3 ( Nitrat)
  • Các gốc hóa trị II gồm có: CO3 ( Cacbonat) và SO4 ( Sunfat)
  • Các gốc hóa trị III có: PO4 ( Photphat)

3. Học thuộc theo các câu nói vui

  • Hóa trị 1: Hg, Ag, Na, Cl, K, Li. Đọc là: Hết Bạc Na Lo Kiếm Liền
  • Hóa trị 2: Mg, Ca, Ba, Pb, Cu, Hg, Fe, Zn. Đọc là: Má Cản Ba Phá Cửa Hàng Sắt Kẽm
  • Hóa trị 3: Có Al và Fe.

Hoặc là học qua câu nói vui sau: Hai Bà Cả Không Mua Chì Kẽm Sắt Cũng Mãi Một Năm Ăn Hết Khoảng Ba Phèn Vàng Nhưng Sắt Nhôm Năm Phen Bốn Chỉ

Một cách học thuộc hóa trị của các nguyên tố dễ dàng thì các bạn nên lấy những hợp chất của oxi để làm ví dụ sau đó xác định hóa trị của các nguyên tố khác.

Ví dụ:

  • Để xác định hóa trị của Fe và Na ta có thể lấy những Oxit như Na2O, FeO, Fe2O3

Ta làm như sau:

Ta biết nguyên tố Oxi luôn có hóa trị II. Gọi hóa trị cần tìm của Na là x. Ta có:

x        II

Na2       O

Áp dụng công thức tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia ta được: 2.x = II.1. Suy ra x = 1 ( Lưu ý: Số la mã II khi tính vẫn coi như số bình thường và tính toán bình thường).

Vậy Na có hóa trị I

Có thể nói, bảng hóa trị là phần kiến thức sẽ theo các em học sinh suốt chương trình học từ lớp 8 đến hết lớp 12, thậm chỉ lên đến cả bậc đại học. Chính vì vậy, ngay từ lúc làm quen với môn hóa, các bạn học sinh cần phải ghi nhớ thật chính xác, kết hợp với việc giải nhiều bài tập thì mới có thể nhớ một cách thuần thục và lâu quên.

Để việc học hóa trở nên dễ dàng và thú vị hơn, học sinh cần biết kết hợp giữa hai việc học và thực hành liên tưởng đến những hiện tượng xung quanh chúng ta thì mới giúp các em ham muốn học hơn và thấy môn học trở nên dễ dàng hơn.

Với những cách học trên, hy vọng rằng các bạn có thể dễ dàng ghi nhớ được bảng hóa trị của các nguyên tố hóa học. Chúc các bạn học thật giỏi nhé!