Stress là một trong những phản ứng của cơ thể thể trước các yếu tố đe dọa đến thể chất và tinh thần. Trong cuộc sống bộn bề như hiện nay, tình trạng này trở nên phổ biến và xuất hiện này. Để hiểu chi tiết hơn về stress là gì, cùng passionnetesneurones.com tìm hiểu bài viết sau đây.
Contents
I. Stress là gì?
Stress là một trạng thái thần kinh căng thẳng bao gồm nhiều yếu tố, chẳng hạn như phản ứng vật lý, hóa học và cá nhân để cố gắng thích ứng với những thay đổi hoặc căng thẳng từ bên ngoài hoặc bên trong. Khi đối mặt với tác nhân gây stress, nó sẽ thúc đẩy cơ thể tiết ra hormone giúp cung cấp năng lượng mạnh mẽ cho cơ bắp, tăng nhịp thở và tăng nhịp tim.
Stress có thể dẫn đến các hoạt động tích cực, kích thích sự chú ý để học tập và làm việc. Tuy nhiên, nếu căng thẳng quá lớn và liên tục sẽ dẫn đến thể chất và tinh thần giảm sút, mệt mỏi, khó tiêu, giảm khả năng miễn dịch, thậm chí trầm cảm, ảnh hưởng đến nhiều mối quan hệ của con người với môi trường xung quanh.
Những người có nguy cơ bị stress cao, chẳng hạn như:
- Người ốm yếu: suy dinh dưỡng, ốm đau thường xuyên…
- Môi trường sống không lành mạnh
- Làm việc quá nhiều
- Những người thiếu tự tin, ít mối quan hệ xã hội
- Ảnh hưởng bởi stress của những người xung quanh.
II. Nguyên nhân dẫn đến stress
Muốn tìm ra biện pháp khắc phục stress hiệu quả thì trước tiên phải biết được nguyên nhân gây stress là gì. Tình trạng này thường do 4 nguyên nhân gây nên:
- Tác động của môi trường bên ngoài: ô nhiễm môi trường, bụi, giao thông, tiếng ồn, thời tiết,…
- Căng thẳng từ mối quan hệ gia đình và xã hội: vấn đề về tài chính, thời hạn hoàn thành công việc, mâu thuẫn, yêu cầu về sự tập trung cho gia đình hoặc công việc, mất mát người thân,…
- Thể chất: thiếu dinh dưỡng, ốm đau, cơ thể bất ổn,…
- Suy nghĩ: cách suy nghĩ hoặc luận giải về một vấn đề xảy đến với chính mình cũng là nguyên nhân khiến cho nhiều người bị stress. Thường thì đây là những suy nghĩ tiêu cực như: sợ không làm được việc sẽ bị cười chê, sợ trượt đại học thì tương lai sẽ mù mịt…
III. Mối nguy hại do stress gây ra
1. Những tác hại về thể chất
Bị stress dẫn đến tăng sinh các gốc tự do “không phanh” bên trong cơ thể. Từ đó, gây ra các rối loạn chuyển hóa lipid, làm tăng cholesterol trong máu. Đồng thời, căng thẳng thần kinh cũng làm tăng tiết catecholamin mà chủ yếu là adrenalin, gây co mạch máu dẫn đến thiếu ôxy ở tim và thành mạch, thiếu ôxy ở các tổ chức. Rõ răng, tình trạng này có khả năng gây ra nhiều bệnh hơn bạn tưởng:
- Bệnh tâm thần kinh: khó ngủ, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn phiền, cáu gắt, loạn trí nhớ, trầm cảm…
- Bệnh tim mạch: tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, loạn nhịp tim, hồi hộp đánh trống ngực…
- Bệnh tiêu hóa: viêm loét dạ dày – tá tràng, chảy máu tiêu hóa, thủng dạ dày, tiêu chảy, khô miệng, chán ăn, ăn không tiêu, hơi thở hôi, rối loạn chức năng đại tràng…
- Bệnh tình dục: giảm ham muốn, rối loạn cương, xuất tinh sớm, giao hợp đau.
- Bệnh phụ khoa: rối loạn kinh nguyệt, rối loạn nội tiết…
- Bệnh cơ khớp: co cứng cơ, đau lưng, đau khớp, cảm giác kiến bò ở ngón tay, máy mắt, chuột rút, run rẩy…
- Toàn thân: suy sụp, mệt mỏi, dễ mắc các bệnh dị ứng hay bệnh truyền nhiễm.
2. Tác hại về tinh thần
- Hay quên, mất trí nhớ
Bên cạnh đó, khi stress, tế bào não bị thiếu oxy làm cho cơ thể luôn mệt mỏi, uể oải, suy giảm trí nhớ… Nếu cơ thể phải chịu căng thẳng quá mức, bạn có thể bị mất trí nhớ và co rút não trước 50 tuổi, cơ thể mất dần hệ miễn dịch, thậm chí rơi vào trầm cảm.
Trong một nghiên cứu của Trường ĐH Y khoa Albert Enstein (New York, Mỹ), các nhà khoa học đã phát hiện mối liên quan giữa tình trạng căng thẳng mãn tính và suy giảm nhận thức từ dữ liệu sức khỏe của 507 người 70 tuổi. Kết quả cho thấy những người có mức độ căng thẳng cao thì khả năng suy giảm nhận thức cao hơn 2,5 lần khi so với những người có chỉ số thấp.
- Trầm cảm, rối loạn lo âu
Căng thẳng thần kinh kéo dài, không được giải tỏa triệt để hoặc đúng cách sẽ khiến não bị tổn thương vĩnh viễn và gây ra các triệu chứng nguy hiểm như trầm cảm.
Trong khi đó, trầm cảm được mệnh danh là kẻ ác thủ giết người không cần gươm giáo. Nó cứ thể gặm nhắm và đưa con mồi đến việc tự kết thúc cuộc sống mà nguyên nhân sơ khai là do căng thẳng không được giải tỏa. Bên cạnh đó, người bị stress thường xuyên cũng hay nhạy cảm, lo lắng nhiều điều vô căn cứ. Họ đâm ra sợ sệt mọi thứ xung quanh, và điển hình là căn bệnh rối loại lo âu.
- Mất ngủ, run rẩy
Khi căng thẳng não tiết ra hormone khiến chúng ta khó đi vào giấc ngủ. Căng thẳng kéo dài khiến mất ngủ trở nên trầm trọng và các cơ quan trong cơ thể không có thời gian để hồi phục và sửa chữa những tổn thương. Bên cạnh đó, cũng rất nhiều trường hợp, căng thẳng, không ngủ được bị tụt canxi, xảy ra triệu chứng run rẩy, co quắp cơ thể.
IV. Cách khắc phục tình trạng stress
- Loại bỏ những yếu tố: tránh hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn hoặc giảm cường độ, tần số và rút ngắn thời gian căng thẳng (nghỉ ngơi, rời khỏi chiến trường gây căng thẳng).
- Giảm cường độ phản ứng cảm xúc: Bạn hãy thử xem căng thẳng như là một điều quen thuộc hơn là một cái gì đó áp đảo mình.
- Điều chỉnh phản ứng cơ thể: Bạn hãy thử tập thở sâu, chậm, điều này sẽ giúp nhịp tim và hô hấp trở lại bình thường.
- Xây dựng lối sống lành mạnh: nhằm cải thiện lưu thông máu và giúp cơ bắp thư giãn bạn nên xây dựng một lối sống lành mạnh bằng xây dựng thói quen tập thể dục dành cho tim mạch 3-4 lần một tuần (như đi bộ, bơi lội, đạp xe hoặc chạy bộ). Bạn cần ăn đủ chất, đủ bữa, duy trì cân nặng hợp lý. Bạn cũng nên tránh sử dụng quá mức nicotine, caffeine và các chất kích thích khác. Ngủ đủ và đúng nhịp sinh học sẽ giúp bạn hạn chế căng thẳng.
- Nghe nhạc: Âm nhạc giúp hạ huyết áp, giúp hô hấp tốt hơn, tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể, qua đó làm giảm căng thẳng và tăng tiết chất Endorphine (một chất Morphine do cơ thể sản sinh nhằm làm giảm đau và căng thẳng) và chất S-IgA (Globulin miễn dịch A ở nước miếng) giúp mau lành bệnh, làm chậm nhịp tim và nhịp thở.
Mong rằng với những chia sẻ trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về stress là gì và cách thoát khỏi tình trạng này. Thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác nhé!